Housekeeping - Buồng Phòng
Cùng GH Hospitality tìm hiểu thêm về vị trí Buồng phòng (Housekeeping), những kiến thức, kinh nghiệm và cơ hội nghề nghiệp cũng như con đường thăng tiến của công việc này nhé. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể có cho mình lựa chọn tốt nhất trên con đường phát triển bản thân.
1. Housekeeping là gì?
Housekeeping, hay còn gọi là nghiệp vụ Buồng phòng, bao gồm những quy trình và quy chuẩn giúp mang lại cho du khách trải nghiệm tốt nhất trong quãng thời gian lưu trú.
Trong quy trình xử lý của Nghiệp vụ Buồng phòng, các thao tác yêu cầu thường sẽ bao gồm một số như
– Quy trình kiểm tra, dọn dẹp giường, sắp xếp vị trí của chăn gối, trải drap giường ngay ngắn và bố trí các vật dụng trang trí trong phòng một cách gọn gàng.
– Chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ dọn dẹp của khách sạn như xe đẩy đựng chăn ga, khăn gối, các loại máy hút bụi thảm, màn cửa…và cách sử dụng cụ thể đối với từng công cụ
– Học về các loại hóa chất vệ sinh và cách sử dụng, liều lượng phù hợp dựa trên mức độ cần tẩy rửa, mùi hương lưu lại,…
– Giải quyết một số tình huống có thể gặp phải như khi khách treo biển “Đừng làm phiền” quá thời gian quy định, khách bị mất cắp hoặc khách sạn xảy ra hỏa hoạn…
2. Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến của vị trí Housekeeping - Nghiệp vụ Buồng Phòng
Con đường thăng tiến của nghề Buồng phòng có thể chia làm 6 giai đoạn
-
Giai đoạn 1: Nhân viên buồng phòng
Đây là giai đoạn quan trọng để học tập và trở nên thành thạo trong công việc cũng như học tập thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết trước khi thăng tiến. Một số kỹ năng cơ bản có thể kể đến như tiếng Anh giao tiếp, kỹ năng quản lý, kết nối mọi người,...
-
Giai đoạn 2: Giám sát tầng
-
Giai đoạn 3: Giám sát buồng phòng
-
Giai đoạn 4: Trưởng bộ phận buồng phòng
-
Giai đoạn 5: Phó Tổng giám đốc
-
Giai đoạn 6: Tổng giám đốc
Từ nhân viên lên giám sát có thế mất từ 2 - 3 năm, và thêm khoảng 3 năm nữa trước khi thăng chức lên các chức vị quản lý. Sau khi hoàn thiện cá nhân, nắm vững nghiệp vụ, người nhân viên tạo ra càng nhiều giá trị, càng có khả năng kết nối và vận động mọi người cống hiến trong công việc, sẽ càng có khả năng tiến nhanh và xa hơn.
3. Nên học Housekeeping - Nghiệp vụ Buồng phòng ở đâu?
GH Hospitality là đơn vị chuyên cung cấp các khóa học nghiệp vụ cho các vị trí tại nhà hàng, khách sạn. Với kinh nghiệm nhiều năm đào tạo, GH Hospitality có giáo trình học thiết kế riêng cho từng cá nhân, bám sát thực tế tại từng vị trí khác nhau.
Đăng ký khóa học Housekeeping của GH Hospitality, bạn có cơ hội được học một cách hệ thống và chi tiết về
1. Chức năng & Nhiệm vụ của bộ phận buồng phòng
2. Quy trình làm việc của BP Buồng phòng
3. Kiểm soát đồ công cụ dụng cụ và vật tư tiêu hao
4. Quản lý giặt là
5. Các loại báo cáo và xử lý tình huống trong BP buồng
Ngoài ra, sau các khóa học nghiệp vụ, GH Hospitality còn cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp trong việc quản lý vận hành, setup ban đầu cho khách sạn, đào tạo nhân viên, làm đại diện quảng bá và bán phòng qua một số kênh trực tiếp và cung cấp dịch vụ quản lý các kênh OTA cho nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú.
Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề, các băn khoăn một cách vô cùng chuyên nghiệp và kế hoạch tư duy chiến lược lâu dài, thành công.
Hy vọng bài viết trên của GH Hospitality đã cung cấp đủ thông tin để giải đáp băn khoăn cho các bạn đọc về bộ phận Housekeeping - Nghiệp vụ Buồng phòng và ngành Khách sạn. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ GH Hospitality - Support Central Group để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Email: ghtraining@ghhospitality.comHotline: 098 216 2386
Địa chỉ: Số 19 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội